Công tác quản lý vận hành nhà chung cư tại Bình Dương

Sự phát triển kinh tế ở Bình Dương cũng kéo theo sự phát triển của rất nhiều tòa nhà tại địa phương này. Từ đây cũng kéo theo nhu cầu đối với công tác quản lý vận hành nhà chung cư. Mục đích là để đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Đồng thời tạo ra một môi trường sống lành mạnh, an toàn. Trong bài viết này, hãy cùng Long Dương Group tìm hiểu một số vấn đề về quản lý tòa nhà tại Bình Dương.

Tìm hiểu thủ tục đăng ký công tác quản lý vận hành nhà chung cư

Trên thực tế, để một đơn vị có đủ năng lực đứng ra quản lý tòa nhà không hề đơn giản. Họ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký vận hành nhà chung cư. Thủ tục cụ thể như sau.

Bước 1:

Cung cấp đầy đủ thông tin của đơn vị thực hiện công tác quản lý vận hành nhà chung cư. Trong đó ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện thực hiện nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Cung cấp đầy đủ thông tin khi đăng ký quản lý vận hành tòa nhà
Cung cấp đầy đủ thông tin khi đăng ký quản lý vận hành tòa nhà

Bước 2:

Gửi bộ hồ sơ đầy đủ tới Sở Xây dựng nơi đơn vị quản lý vận hành đặt trụ sở chính. Hoặc Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cũng sẽ chấp nhận đơn.

Tại đây các cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì đăng tải công khai thông tin trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý. Trường hợp chưa đủ giấy tờ thì các cơ quan sẽ thông báo đề nghị đơn vị làm công tác quản lý vận hành nhà chung cư bổ sung các giấy tờ còn thiếu.

Bước 3:

Sau khi xong hồ sơ, cơ quan chức năng công bố công khai về đơn vị quản lý vận hành chung cư trên cổng thông tin điện tử của đơn vị cấp phép và Bộ Xây dựng.

 

Thông tin được đăng tải trên cổng thông tin điện tử
Thông tin được đăng tải trên cổng thông tin điện tử

Bước 4:

Ký kết hợp đồng dịch vụ quản lý nhà chung cư và hoàn tất thủ tục đăng ký vận hành nhà chung cư.

Quyền và trách nhiệm của đơn vị làm công tác quản lý vận hành nhà chung cư

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành bao gồm những điều sau:

  • Thực hiện công tác quản lý vận hành nhà chung theo quy định của pháp luật hiện hành cũng như theo hợp đồng đã ký với Ban quản trị hoặc người đại diện của tòa nhà. Đồng thời, thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo hợp đồng bảo trì. Đó là trong trường hợp đơn vị có có năng lực bảo trì.
  • Khi có nhu cầu, ký kết hợp đồng phụ với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong công tác quản lý vận hành tòa nhà. Trong quá trình thực hiện, có trách nhiệm giám sát việc cung cấp các dịch vụ của các đơn vị này.
  • Thể hiện bằng văn bản đối với các khoản thu, nộp các khoản kinh phí có liên quan. Thông báo các yêu cầu, nội dung cần chú ý cho cư dân trong trường hợp xảy ra các tình huống khẩn cấp. Chẳng hạn như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,…. Bên cạnh đó, giúp đỡ chủ sở hữu căn hộ trong trường hợp lắp đặt các thiết bị sở hữu riêng.
  • Thu kinh phí cho công tác quản lý vận hành. Mức thu căn cứ theo thỏa thuận với các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư. Sau đó, thu, chi trả thù lao cho các thành viên Ban quản trị nhà chung cư.
  • Báo cáo công khai về công tác quản lý vận hành với Ban quản trị định kỳ nửa năm/lần hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Báo cáo công tác quản lý vận hành tại hội nghị; lấy ý kiến góp ý của người dân về dịch vụ quản lý tòa nhà.
  • Phối hợp với Ban quản trị giải quyết các vấn đề có liên quan
  • Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ hoặc theo pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý toàn nhà
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý toàn nhà

Trên đây là một số thông tin về công tác quản lý vận hành nhà chung cư tại Bình Dương. Mong rằng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức hữu ích. Liên hệ tới hotline để được Long Dương Group hỗ trợ giải đáp thắc mắc miễn phí!

 

1900998862
Liên hệ