Phân biệt các loại giàn giáo xây dựng phổ biến hiện nay

Giàn giáo xây dựng là loại dụng cụ không thể thiếu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện một công trình, hay một dự án cơ sở hạ tầng. Đây là điều kiện để thúc đẩy cho ngành công nghiệp sản xuất giàn giáo phát triển tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, tính ứng dụng của các loại giàn giáo sẽ luôn có sự khác biệt nhất định về cả chức năng lẫn hình dạng. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nếu muốn tìm hiểu rõ hơn!

Thành phần cấu thành của một bộ giàn giáo xây dựng

Giàn giáo được biết đến là một loại thiết bị dùng để nâng đỡ cả người và vật tư cầm tay để hoàn thành công việc xây dựng ở một độ cao nhất định so với nền. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn tối đa cho đội ngũ tham gia thi công công trình, cũng như gia tăng hiệu suất làm việc. 

Mặc dù trên thị trường cho phép mua bán, cho thuê các loại giàn giáo khác nhau, cấu trúc tạo thành một bộ hoàn chỉnh cũng phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Chân giáo để tạo khung
  • Thanh chằng hỗ trợ chống gãy khung giáo, và tăng mức độ đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 
  • Mâm giàn giáo là dụng cụ trực tiếp để nâng đỡ người và hiện vật

Bên cạnh đó, để có thể hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra với đội ngũ nhân viên và chủ sở hữu tài sản, một số đơn vị yêu lắp đặt thêm: cùm xoay, kích tăng giàn giáo, cầu thang, cây chống giàn giáo và bánh xe. 

Mô hình lắp đặt giàn giáo tại khu vực thi công, xây dựng
Mô hình lắp đặt giàn giáo xây dựng tại khu vực thi công

Các loại giàn giáo xây dựng được sử dụng phổ biến

Để có thể đưa ra quyết định mua giàn giáo phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng nhất, các chủ thầu hay nhà đầu tư cần phải nắm được một số thông tin cơ bản có liên quan. Cụ thể là:

Giàn giáo xây dựng truyền thống (khung) 

Hầu hết các công trình được triển khai xây dựng tại Việt Nam đều thường xuyên sử dụng loại giàn giáo này, gồm có 2 loại cơ bản là nhúng kẽm và sơn dầu. Trên thực tế, loại giàn giáo nhúng có chất lượng và độ bền cao hơn, tuy nhiên, kết cấu tương đối giống nhau gồm giằng chèo, kích tăng, khung giàn giáo, cây chống tăng, cầu thang và mâm giàn giáo. Một số kích thước thường xuyên được ứng dụng cho dự án xây dựng bao gồm: 1530mm, 1200mm, và 900mm. 

Ưu điểm nổi bật của giàn giáo xây dựng truyền thống là khả năng thích nghi cao với nhiều công trình thi công khác nhau. Ngoài ra, còn sở hữu kết cấu đơn giản, dễ tháo lắp, di chuyển và giá thành sản phẩm cũng thấp hơn

Giàn giáo nêm

Bên cạnh loại giàn giáo phổ biến là khung thì giàn giáo nêm cũng được đánh giá là top đầu những công cụ hỗ  trợ xây dựng được các chủ thầu tin tưởng và lựa chọn. Cụ thể, sản phẩm này dùng để ứng dụng cho các hoạt động triển khai thi công có tính chất, quy mô lớn như đổ sàn, dầm hoặc cột. 

Khớp nối trong giàn giáo nêm
Khớp nối trong giàn giáo nêm

Tương tự, giàn giáo khung truyền thống, giàn giáo nên cũng được phân chia thành giàn khung và giàn sử dụng chất liệu mạ kẽm. Vì vậy, những ưu điểm nổi bật khi lựa chọn loại này trong thi công là:

  •  Tiết kiệm thời gian di chuyển, tháo lắp và đảm bảo hoàn thành tiến độ công trình tốt hơn
  • Chịu được trọng tải lớn, tăng cường sự an toàn cho người sử dụng và có độ bền cao
  • Chi phí ở mức trung bình, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều đối tượng. 

Loại giàn giáo đĩa – giàn giáo ringlock

So với các loại giàn giáo kể trên, ringlock có dạng hình mâm đĩa, và nguồn gốc từ châu Âu. Sự đặc biệt của loại giàn giáo này là sở hữu các khớp nối được cải tiến mạnh mẽ, có thể hỗ trợ tăng độ chắc chắn đến mức tối đa. Vì vậy, ngày càng nhiều chủ đầu tư tìm đến và sử dụng sản phẩm này như một vật dụng không thể thiếu cho các công trình xây dựng. 

Giáo dào đĩa là sự phát triển đột phá của giàn giáo nêm, với khả năng chống rung lắc hiệu quả hơn. Các thanh chằng của bộ giàn giáo được bố trí chéo nhau giữa các khung góp phần đảm bảo độ an toàn gần như tuyệt đối. 

Giàn giáo thô, chưa được lắp đặt
Giàn giáo xây dựng thô, chưa được lắp đặt

Giàn giáo loại coma (loại pal)

Mức độ sử dụng của giàn giáo xây dựng này chủ yếu ở các công trình cầu đường, với các khung chống tam giác, phù hợp với chống đỡ sàn ở diện tích rộng và lực lớp. Vì vậy, quy trình lắp đặt giàn giáo loại pal phải đảm bảo một một cách chính xác, bao gồm:

  • Đặt bệ kích (có liên kết với nhau bởi các giằng chéo và ngang)\
  • Lắp khung tam giác vào từng bệ, và điều chỉnh bộ phần cuối của phần khung giáo tiếp xúc với đai ốc 
  • Lắp đặt giằng chéo và ngang
  • Lồng khớp nối và giữ chắp các chốt giữ
  • Chồng khung tam giác lên với nhau cho đến khi đảm bảo tiêu chuẩn về độ cao công trình
  • Lắp đặt bệ kích đỡ phía trên

Bài viết trên đây giúp phân biệt giàn giáo và khả năng ứng dụng của các loại giàn giáo vào thực tế công trình xây dựng. Truy cập thêm vào website https://longduonggroup.com/ của Long Dương Group để tìm hiểu thêm về dịch vụ hỗ trợ, cho thuê giàn giáo các dụng cụ xây dựng.  

1900998862
Liên hệ