Sản xuất giàn giáo xây dựng gồm những bước nào?

Hiện nay, rất nhiều nhà máy, công xưởng áp dụng những phương pháp, quy trình sản xuất giàn giáo khá cứng nhắc, thiếu chuyên nghiệp và còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi trình độ của đội ngũ nhân công. Vậy làm thế nào để tạo ra một sản phẩm giàn giáo xây dựng đạt chuẩn đúng quy định và tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp? Hãy đọc ngay thông tin dưới đây. 

Quy trình tiêu chuẩn để sản xuất giàn giáo

Các nhà xưởng tham gia vào hoạt động sản xuất giàn giáo xây dựng hầu hết sẽ trải qua các công đoạn chính, gồm:

Lựa chọn thép đầu vào cho dây chuyền sản xuất

Loại thép được ưa chuộng là loại thép ống tròn, đạt tiêu chuẩn có độ dày từ 2mm và chưa qua sử dụng. Chất lượng của thép chính là yếu tố tác động trực tiếp và quan trọng nhất đến sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, thép không được quá mềm, cũng không quá cứng, và đặc biệt có khả năng chịu lực tốt. 

Ứng dụng thép ống đầu trong hoạt động sản xuất giàn giáo

Một thanh thép có thể được cắt cắt thành nhiều khúc nhau để đảm bảo cho quá trình vận chuyển linh hoạt cũng như đáp ứng yêu cầu hàn gắn của một bộ giàn giáo xây dựng hoàn chỉnh. Đồng thời, thép cũng sẽ trải qua quá trình uốn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu chung của từng loại giàn giáo khác nhau. 

Thao tác dặm dỗ hàn gá

Khi đã hoàn thành công đoạn cắt, ghép, uốn và dập chi tiết phụ thì người công nhân sẽ tiến hành dặm dỗ, đảm bảo đủ điều kiện và di chuyển trực tiếp đến khuôn gá hàn để gia công. Ở bước này, thủ tục gá ghép các vật tư phụ vào khung giàn giáo theo một khuôn mẫu nhất định.

Giai đoạn hàn gá, dặm dỗ cho giàn giáo
Giai đoạn hàn gá, dặm dỗ cho giàn giáo

Tiến hành hàn giàn giáo xây dựng

Khi đã được bố trí đúng vị trí kết cấu, sản phẩm sẽ được tạo mối liên kết nhờ các mối hàn kỹ lưỡng và chuyên nghiệp của đội ngũ lao động. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sản xuất giàn giáo có đầu tư về hệ thống vận hành, xử lý máy móc đang bắt đầu ứng dụng công nghệ CO2  khi thực hiện thao tác hàn gắn. 

Vệ sinh, xử lý bề mặt giàn giáo

Công đoạn này sẽ hỗ trợ loại bảo hoàn toàn lượng dầu mỡ, sạch rỉ sét bám trên giàn giáo trong những bước gia công trước đó. Trên thực tế, lớp sơn phủ có tác dụng chống oxy hóa tốt cho sản phẩm và kéo dài thời gian sử dụng trong tương lai. Hệ thống hóa chất hỗ trợ cho quy trình này bao gồm:

  • Bể chứa nước rửa chuyên dụng
  • Bể chứa hóa chất làm sạch, tẩy dầu mỡ đã bám dính
  • Bể đựng axit chống oxy hóa và tẩy rỉ sét
  • Bể chứa chất định hình toàn bộ bề mặt sản phẩm
  • Bệ photphat hóa bề mặt giàn giáo
Xử lý bề mặt của giàn giáo
Xử lý bề mặt của giàn giáo

Công đoạn sấy khô giàn giáo xây dựng

Lò sấy được sử dụng cho sản xuất giàn giáo có hình khối, có nguồn nhiệt  chính đến từ bếp hồng ngoại hoặc burner (sử dụng nguyên liệu đốt chính là gar). Bước này sẽ làm tiền đề đảm bảo chất lượng cho quá trình sơn sản phẩm diễn ra thuận lợi và tiết kiệm thời gian. 

Sơn giàn giáo xây dựng

Hiện nay, kỹ thuật sơn giàn giáo sẽ được áp dụng cụ thể cho 2 loại chính là giàn giáo nhúng sơn dầu và giàn giáo mạ kẽm. Cụ thể là:

  • Giàn giáo nhúng sơn dầu: Khách hàng có thể đề xuất màu cho sản phẩm, và sẽ tiến hành pha sơn để nhúng toàn bộ phần sườn của sản phẩm vào bể. Thời gian làm khô từ 24-36 tiếng. 
  • Giàn giáo nhúng kẽm nóng: được xử lý chuyên dụng bởi nhà máy chuyên nhúng kẽm nóng. 

Ngoài ra, thị trường sản xuất giàn giáo hiện nay đang bắt đầu quan tâm đến các loại giàn giáo ống kẽm, và sơn tĩnh điện. Đặc biệt, sơn tĩnh điện được đánh giá là có tính chất đặc biệt, có khả năng bám dính đặc biệt trên bề mặt kim loại nhờ lực hút tĩnh điện.

Giàn giáo đã hoàn thiện và đóng gói
Giàn giáo đã hoàn thiện và đóng gói

Sấy khô và đóng kiện giàn giáo

Khi giai đoạn phun sơn hoàn thiện, toàn bộ giàn giáo sẽ được đưa vào lò sấy nhiệt, với nhiệt độ dao động ở mức là từ 1800 đến 2000 độ C, trong thời gian 10 phút. Sau đó, sản phẩm sẽ được đóng gói và cung cấp trên thị trường. 

Yêu cầu về an toàn của giàn giáo

Khi sản xuất giàn giáo, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến khả năng đáp ứng về yêu cầu cấu tạo, thiết kế, vận hành, lắp dựng và tháo gỡ sản phẩm. Mọi thông tin đều phải được báo cáo và ghi rõ trong hồ sơ kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của đơn vị chế tạo. Cụ thể, các bộ phận dùng để lắp đặt giàn giáo cũng phải đảm bảo về cường độ, kích thước và khả năng chịu lực tốt. 

Ngoài ra, để có thể nắm rõ nhất các quy định của chính phủ về yêu cầu riêng cho hoạt động sản xuất này, tham khảo thêm Quyết định 01/2004/QĐ-BXD TCXD VN 296 về tiêu chuẩn giàn giáo. 

Bài viết trên đây giới thiệu cụ thể về một quy trình sản xuất giàn giáo đúng kỹ thuật. Truy cập thêm vào website https://longduonggroup.com/  của Long Dương Group để nắm thêm một số thông tin liên quan để cho thuê và sản xuất giàn giáo hiện nay. 

1900998862
Liên hệ