Thành phần bộ phận quản lý chung cư gồm những gì?

Để một chung cư đông đúc có thể hoạt động tốt nhất thì ban quản lý của chung cư là yếu tố không thể thiếu và khá quan trọng. Tuy nhiên không ít người phân vân trong bộ phận quản lý chung cư gồm có những gì? Công việc và nhiệm vụ của họ như thế nào? Để giải đáp hết các phân vân này bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

Bộ phận quản lý chung cư là gì?

Bộ phận quản lý chung cư hay còn thường được gọi là ban quản lý tòa nhà là đội ngũ nhân viên quản lý, điều hành trực tiếp các hoạt động diễn ra trong tòa nhà. Quá trình này sẽ được xét duyệt bởi Cục Quản lý nhà và Thị Trường Bất động sản. Từ đó, giúp quá trình hoạt động của chung cư trở nên dễ dàng và hiệu quả, trật tự hơn. 

Bộ phận quản lý chung cư thực hiện quản lý, điều hành hoạt động có tại chung cư
Bộ phận quản lý chung cư thực hiện quản lý, điều hành hoạt động có tại chung cư

Trong bộ phận quản lý chung cư gồm những gì?

Để có thể hoạt động tốt nhất thì bộ phận quản lý của chung cư sẽ được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Cụ thể: 

Trưởng ban quản lý chung cư: đây có thể là một hoặc nhiều người có quyền hạn, cũng như trách nhiệm lớn nhất trong Ban quản lý. 

Phó ban hay còn được gọi là Trợ lý: là người trực tiếp dưới quyền của Trưởng Ban quản lý, được biết đến với vai trò nắm bắt thông tin cấp trên về những phương pháp hoạt động tối ưu cho chung cư, sau đó tiếp nhận và đưa xuống những bộ phận liên quan. 

Ngoài ra, còn những bộ phận chuyên môn khác như: 

  • Bộ phận PCCC chung cư và kỹ thuật 
  • Bộ phận hành chính 
  • Bộ phận kế toán 
  • Bộ phận kinh doanh và chăm sóc khách hàng 
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ trong tòa nhà như bảo vệ, vệ sinh,… được hoạt động dưới lựa chọn của Ban quản lý chung cư. 
Trong bộ phận quản lý chung cư gồm nhiều cấp bậc khác nhau
Trong bộ phận quản lý chung cư gồm nhiều cấp bậc khác nhau

Những công việc và nghĩa vụ của bộ phận quản lý trong hoạt động của chung cư?

Trong suốt quá trình hoạt động của mình thì bộ phận quản lý chung cư sẽ có một số công việc, trách nhiệm nhất định. Nhằm giúp quá trình hoạt động của tòa nhà tạo thành thể thống nhất và đảm bảo điều kiện thuận lợi trong thời gian hoạt động. Cụ thể: 

Đối với công việc của ban quản lý: 

  • Thực hiện duy trì quan hệ với khách hàng 
  • Thiết lập nên hệ thống quản lý hoạt động chung cư 
  • Bộ phận giám sát vận hành 
  • Quản lý đội ngũ nhân sự 
  • Kiểm soát chi phí

Cùng với đó là một số nhiệm vụ của bộ phận quản lý chung cư theo Điều 16 Quyết định 08/2008/QĐ-BXD về Quy chế quản lý nhà chung cư. 

  • Ban quản lý chung cư cần đảm bảo thực hiện cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành theo đúng các điều khoản, quy định, cũng như tiêu chuẩn đã được ký kết trong hợp đồng. 
  • Tiến hành tham gia đàm phán ký kết và giám sát chặt hoạt động của các nhà thầu phụ khi tham gia cung cấp dịch vụ cho chung cư. 
  • Thông báo dưới dạng văn bản các yêu cầu, lưu ý cho cư dân đang sinh sống trong chung cư, hướng dẫn lắp đặt thiết bị cá nhân vào hệ thống chung của chung cư. 
  • Kiểm tra tổng thể và chi tiết những hỏng hóc của thiết bị chung cư, đảm bảo hoạt động của tòa nhà diễn ra bình thường. 
  • Tiến hành thu các phí dịch vụ cần thiết theo hợp đồng đã ký kết với cư dân từ đầu, đồng thời xử lý cắt điện, nước khi người dùng không tuân thủ thỏa thuận. 
  • Hoàn thành báo cáo công khai về quá trình quản lý, vận hành tòa nhà định kỳ 6 tháng/ lần. Tiến hành khảo sát ý kiến cư dân khi trải nghiệm dịch vụ, tiện ích. 
  • Hợp tác với Ban quản trị tòa nhà và những cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo an ninh, trật tự khu vực. 
Bộ phận quản lý chung cư có những nhiệm vụ, trách nhiệm riêng theo quy định 
Bộ phận quản lý chung cư có những nhiệm vụ, trách nhiệm riêng theo quy định

Mong rằng với bài viết này bạn đã nắm được thông tin chung về bộ phận quản lý chung cư, từ đó hiểu rõ về quá trình vận hành của Ban quản lý chung cư. Nhà đầu tư có thể tham khảo dịch vụ tại https://longduonggroup.com/ để nâng cao hiệu quả quản lý tòa nhà, cũng như nâng cao giá trị của tòa nhà và khai thác triệt để giá trị bất động sản hiện có. 

1900998862
Liên hệ