Đôi điều về việc xử lý rác thải sinh hoạt

Hiện nay cả nước đang đẩy mạnh việc triển khai xây dựng môi trường “xanh – sạch – đẹp”, theo đó đã có nhiều hoạt động BVMT được thực hiện. Bên cạnh rác thải sinh hoạt ở thành phố/thị xã đã cơ bản được thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn vẫn còn là một bài toán khó giải.

Mỗi khi có dịp đi qua các vùng quê, điều dễ nhận thấy đó là rác thải nông thôn vẫn còn xuất hiện rất nhiều trên các vệ đường, trước cổng làng, chân cầu, ao hồ và các bãi đất trống trong khu dân cư…Trong khi đó, hầu hết lượng rác thải nông thôn lại không được phân loại và xử lý. Giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt nông thôn, thực hiện Chương trình Nông thôn mới, thời gian qua một số tỉnh/thành phố đã cấp kinh phí để các xã xây dựng điểm tập kết rác, thành lập tổ hợp tác xã (HTX) thu gom rác từ hộ gia đình. Bên cạnh đó, một số xã còn được cấp kinh phí trang bị lò đốt rác quy mô nhỏ. Tuy nhiên, khi các lò này đi vào hoạt động chưa phát huy hết công suất lò đốt. Cũng bởi do tính chất đốt nhỏ lẻ, nhiệt độ chưa đạt yêu cầu… nên phát sinh điểm ô nhiễm mới. Khó khăn lớn nhất hiện nay là Nhà nước chưa có kinh phí xử lý rác cho khu vực nông thôn. Kinh phí thu gom được lấy từ nguồn thu các hộ gia đình chỉ đủ trang trải cho hoạt động của HTX. Thực trạng này đòi hỏi phải có sự thay đổi về lâu dài theo hướng chuyên nghiệp trong việc thu gom, xử lý rác thải bình dương, bảo đảm vệ sinh an toàn môi trường nông thôn và cho người dân.

 

Rác thải nông thôn đang là một thách thức lớn cho môi trường nước ta

Từ trước đến nay công nghệ chôn lấp rác thải sinh hoạt vẫn chiếm vai trò chủ đạo ở cả thành phố, thị xã và tuyến huyện. Tuy nhiên, ở tuyến huyện mới đầu tư bãi đổ rác đơn thuần, không xây dựng đúng tiêu chuẩn, trong khi đó tại tuyến xã hầu như chưa có bãi chôn lấp.

Với một bãi chôn lấp rác thải đúng tiêu chuẩn, ngoài kinh phí xây dựng, còn phải tính đến kinh phí vận hành như san ủi, xúc đất che phủ, hóa chất khử mùi, khử ruồi, kinh phí xử lý nước rỉ rác… Trong khi đó, để xử lý nước rỉ rác đạt QCVN25:2009/BTNMT giá thành lên tới 350.000 – 400.000 đồng/m3.

Để giảm việc chôn lấp rác thải, thời gian qua bằng nguồn vốn ODA, nước ta đã nhập khẩu công nghệ từ Tây Ban Nha, Hàn Quốc… để xử lý rác thải sinh hoạt thành phân vi sinh compost, với số vốn đầu tư mỗi Nhà máy xử lý 200 tấn rác/ngày lên đến hàng trăm tỷ. Ở trong nước, một số đơn vị như Công ty Thăng Long, Seraphin… đã xây dựng các Nhà máy sản xuất phân vi sinh compost tại Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Sơn Tây (Hà Nội)… với số tiền khoảng 60 – 80 tỷ đồng. Qua thực tế vận hành cho thấy, do tính chất phức tạp của rác thải không được phân loại từ nguồn, lẫn nhiều tạp chất nên chất lượng phân vi sinh làm ra không tốt, không tiêu thụ được. Nhiều dự án của nước ngoài đang triển khai phải dừng hoạt động, vì thực tế sản xuất không hiệu quả.

Mặt khác, hiện nay trên thế giới đã có nhiều nước khuyến cáo không nên dùng phân compost làm từ rác, vì phân compost có lẫn nhiều xơ sợi xenlulo tạo ra lớp màng che phủ đất làm giảm khả năng hô hấp của đất. Đặc biệt, rác ở Việt Nam còn có chứa sợi ni lông nên còn tác hại hơn rất nhiều.

Do đó, việc lựa chọn công nghệ đốt rác vẫn là giải pháp tốt nhất hiện nay cho xử lý rác thải ở nước ta. Tuy nhiên, việc lắp đặt các lò rác thải công suất nhỏ cho từng xã như cách làm hiện nay của một số tỉnh/thành phố không mang lại hiệu quả như kỳ vọng, do tính chất nhỏ lẻ phân tán, trình độ quản lý vận hành thấp… Vì thế, công nghệ xử lý rác thải quy mô cấp huyện hiện nay là phù hợp với cung đường vận chuyển, kinh phí đầu tư vừa phải, công suất từ 60 – 100 tấn/ngày, mỗi huyện có một hoặc hai cơ sở xử lý, tùy thuộc vào diện tích, dân số. Hiện các doanh nghiệp sản xuất lò đốt rác trong nước đã làm chủ được công nghệ với công suất thiết kế phù hợp với tính chất rác thải sinh hoạt tại Việt Nam.

Bên cạnh tổ chức thu gom, xử lý tập trung, các cấp Hội Nông dân nên tuyền truyền vận động hướng dẫn người dân phân loại, thu gom các phế phẩm nông nghiệp… ủ làm phân vi sinh sử dụng ngay cho ruộng, vườn nhà mình. Mỗi hộ có một hố khoảng 0,5m3 hoặc vài thùng xốp lớn để trong vườn để ủ phân sẽ giảm bớt lượng rác đưa đi xử lý. Đồng thời, Hội Phụ nữ tuyên khuyến cáo hội viên hạn chế dùng các sản phẩm gây nguy hại tới môi trường như: túi ni lông, các sản phẩm bao bì bằng nhựa, thuỷ tinh… Trên cánh đồng nên xây các thùng rác chứa bao bì, vỏ thuốc BVTV sau khi sử dụng.

Đối với việc xử lý rác tập trung quy mô cấp huyện, ngoài ngân sách Nhà nước cần thực hiện công tác xã hội hóa, kêu gọi các nhà đầu tư cùng tham gia. Hiện Nhà nước đã ban hành các Nghị định khuyến khích đầu tư và có cơ chế giá xử lý phù hợp theo Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày 4/1/2009 về việc ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT, Quyết định 712/QĐ-TTg về việc Phê duyệt đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình BVMT trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới hải đảo theo hướng xã hội hóa giai đoạn 2017-2020, Quyết định 322/QĐ-BXD ngày 6/4/2012 về chi phí đầu tư và xử lý rác thải Bình Dương bằng công nghệ đốt…Tuy nhiên từ chính sách đến cuộc sống vẫn còn có một khoảng cách dài cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng.

Nhằm giải quyết bài toán xử lý rác thải nông thôn bền vững, ngoài sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước, sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp, còn phải thay đổi tư duy quản lý, từ quản lý hành chính sang quản trị kiến tạo, góp phần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về hành vi xả rác ra môi trường.

 

1900998862
Liên hệ